ĐÔI LỜI TÂM TÌNH

"Hãy yêu bố mẹ mình thật lòng, và thật nhiều. Bởi sẽ có lúc, bạn không còn cơ hội để yêu họ nữa. Lúc đó, bạn sẽ thấy sự mất mát là không thể lớn hơn. Bố mẹ như gốc cây, và con cháu sẽ tụ về dưới tán cây đó. Khi cây mất đi rồi, con cháu không còn tán cây để tụ tập. Họ sẽ tản đi mọi nơi và lại làm tán cây cho chính con cháu họ tụ tập. Còn bố mẹ là còn quê, khi bố mẹ mất rồi, thì quê hương chỉ còn trong ký ức. Người ta nói "Mẹ là Quê hương" là vì thế. Còn bố mẹ, Tết bạn sẽ còn có nơi để về. Còn khi đã mất bố mẹ rồi, tết cũng chả còn nhiếu ý nghĩa..." Ngô Bá Lục.

Bí ẩn chưa lời giải trong hang Bác Vật Lang

Trong hang có gì?

Câu hỏi này tưởng chừng như sẽ được trả lời, khi mọi người thấy Bác Vật Lang chui lên khỏi miệng hang. Thế nhưng, một câu nói với những chữ rời rạc như trở nên bất hủ của ông còn lưu truyền tới ngày nay đang làm nhiều người thắc mắc: Dưới hang có gì? Đến nỗi, dân gian nơi này còn có một bài vè về sự này: "Đàn kêu tích tịch tình tang/Đố ai biết được trong hang là gì?/Đàn kêu tích tịch tì tì/Đố ai biết được cái gì trong hang?".

Theo lời kể lại của ông Trần Văn Phúc, một chuyên gia biết nhiều về vùng đất này thì chuyện kể lại rằng, có một đoàn thám hiểm các hang ở dãy Thất Sơn. Sau khi hoàn thành thám hiểm nhiều hang, đến hang ở núi Cấm, đoàn thám hiểm thấy có vẻ sâu và nguy hiểm nên cho khỉ xuống trước. Khi khỉ xuống, người ta buộc dây vào cổ, cho khỉ xuống hang. Khỉ đi khá lâu, càng lâu, càng sâu rồi im bặt, không còn động đậy. Đợi mãi không được, mọi người kéo dây lên thì cảm giác rất nhẹ. Đến lúc hết dây không thấy chú khỉ đâu nữa. Có điều là đầu dây chỉ có dấu tháo mở mà thôi.

Chân dung Bác Vật Lang

Những bí ẩn đó đã theo chân Bác Vật Lang về bên kia thế giới để lại không ít thắc mắc cho đời sau.

Vẫn chưa yên tâm, đoàn đã nghĩ ra cách cho con chó berger xuống. Chó xuống, họ cũng buộc dây vào cổ như chú khỉ trước, kết quả cũng độ sâu đó rồi im hẳn, dấu dây cũng bị tháo như cũ. Theo lời kể của ông Trần Văn Phúc thì lúc đó, cả đoàn nhao lên, không biết hiện tượng gì lạ lùng đã xảy ra dưới hang? Chuyện này, từ xưa tới nay chưa từng xảy ra. Phần lo sợ vì hiện tượng lạ, phần muốn biết dưới hang có gì mà kỳ quái đến thế, cả đoàn cứ loay hoay. Trong khi đó, Bác Vật Lang cứ trầm tư... Sau một hồi, cuối cùng Bác Vật Lang tình nguyện một mình đơn độc xuống hang. Sau một hồi tính toán, cả đoàn bàn mưu tính kế để cho Bác Vật Lang xuống được an toàn, một kế hoạch đã được vạch ra.

Theo đó, khi Bác Vật Lang xuống sẽ được cột dây làm tín hiệu. Những người ở trên sẽ giật dây để theo dõi và ngược lại Bác Vật Lang cũng sẽ giật trở lại. Xuống một đoạn, sợi dây được giật liên tục ở hai đầu. Càng xuống sâu bao nhiêu thì sợi dây được giật liên tục bấy nhiêu để báo hiệu. Đến khi hết dây nhưng không thấy tín hiệu giật dây của Bác Vật Lang, mọi người thực sự lo lắng. Họ liên tục giật nhưng dưới hang vẫn im lặng đến đáng sợ... Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc những loài thú bắt đầu cuộc đi ăn đêm. Khỉ, vượn và những loài thú dữ khác cứ hú, gầm xé tan màn đêm trên núi Cấm, làm cho cảnh tượng hãi hùng vô cùng.

Cả đêm, không nghĩ ra cách gì khác, họ cứ thấp thỏm và chờ đợi. Trong khi đêm đen cứ ôm lấy dãy núi, nhiều người đã nghĩ tới cảnh tượng xấu nhất diễn ra. Cho tới khi trời dần sáng ra, mọi người đang loay hoay tính phương án khác... thì bỗng nhiên có một bóng người lồm cồm bò lên. Có người phát hiện ra đó chính là Bác Vật Lang và thét lên "A Bác Vật Lang. Đúng Bác Vật Lang rồi" và mừng rỡ vô cùng.

Tuy Bác Vật Lang còn sống và bò lên được miệng hang, nhưng các thành viên trong đoàn cũng không biết trong hang có gì. Vì Bác Vật Lang chỉ ú ớ được vài tiếng rồi không nói được gì thêm. Sau đó, Bác Vật Lang được đưa lên Sài Gòn chữa trị, một thời gian sau đó, sức khỏe phục hồi nhưng vẫn không thể nói được. Các bác sỹ cũng bó tay không hiểu nguyên nhân vì sao. Khi có đoàn đại diện các bô lão Bửu Sơn Kỳ Hương (giáo phái do đức Phật Tây An Đoàn Minh Huyên sáng lập) đến thăm, được Bác Vật Lang tiếp. Nhưng không biết do Bác Vật Lang vô tình hay cố ý mà chỉ nói vỏn vẹn một câu, khi các vị bô lão hỏi: Thưa ông, ông đã thấy gì trong ấy?

Bác Vật Lang trả lời: Tôi... chỉ nói... như... vầy... "Ở... dưới núi... là một mâm cơm... dọn sẵn... trên núi là một... cái lồng bàn... dỡ ra là ăn..., các ông... ráng tu". Bác vật Lang chỉ nói bấy nhiêu, cúi đầu chào rồi đi vào bàn Phật tiếp tục ngồi thiền. Cho đến khi qua đời, Bác Vật Lang cũng không nói thêm câu nào, thế là mọi bí mật trong hang vẫn là bí ẩn với mọi người và đi theo Bác Vật Lang về nơi chín suối. Chính vì thế người ta đã đạt hang này theo tên ông.

Nhà khoa học đầu tiên của Nam bộ

Ông Phi Vân, một người sống lâu năm tại khu vực núi cấm và được xem là thổ địa của núi này cho biết, đã từng dẫn một đoàn có gan, dám thám hiểm hang Bác Vật Lang. Dù chuẩn bị chu đáo, cẩn thận với nhiều thiết bị nhưng cuối cùng cũng chỉ xuống được một đoạn trong thời gian nửa ngày trời. Ông Vân cho biết, trong hang rất nhiều ngõ ngách thông với nhau, đi hoài không không thấy cái gì cả. Và mọi bí mật về hang Bác Vật Lang vẫn là bí ẩn cho tới ngày nay.

Người ta lại càng nhớ Bác Vật Lang. Bác Vật Lang, tên thật là Lưu Văn Lang (1880 - 1969) người làng Tân Phú Đông, hạt Sa Đéc, (thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp ngày nay). Ông là kỹ sư bản xứ đầu tiên và cả Đông Dương, chính vì vậy mà dân gian quen gọi ông là Bác Vật Lang (ý nói ông là nhà khoa học).

Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ những tư chất thông minh, chăm chỉ. Thủa nhỏ ông học chữ Nho, lên 10 tuổi bắt đầu học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, sau đó giành được suất học bổng đặt cách vào trường Chassluop-Laubat ở Sài Gòn. Đến khi 17 tuổi, ông thi đậu tú tài 2 của Pháp với điểm xuất sắc và nhận được học bổng sang Pháp học tại trường Bá nghệ Trung ương Pháp quốc. Đây là ngôi trường đào tạo kỹ sư lớn nhất tại Pháp lúc bấy giờ.

Đến năm 1904 thì ông tốt nghiệp, đứng hạng 8 trong tổng số 250 sinh viên. Ngày nay, về miền Tây, đặc biệt là các địa phương: Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang... nhiều người cố cựu nơi đây đều biết đến nhà bác học này. Ông vốn là người rất đức độ và tài năng nên được mọi người hết sức kinh nể. Đặc biệt là những lần "thần cơ diệu toán như thần" nên dân gian khu vực miền Tây Nam bộ đã phong cho biệt danh là người biết được "thiên cơ".

Đồng hồ Đá ở Bạc Liêu ngày nay.

Bí mật phía sau chiếc đồng hồ mặt trời

Biết được chuyện này, viên tỉnh trưởng tỉnh Bạc Liêu thời ấy đã vô cùng kính phục Bác Vật Lang. Phần vì mến mộ tài năng, phần vì quý Bác Vật Lang có đức độ nên viên tỉnh trưởng đã khoản đãi Bác Vật Lang như khách quý. Đáp lại tình cảm đó, Bác Vật Lang đã tặng viên tỉnh trưởng một chiếc đồng hồ đá ngay trong khuôn viên dinh tỉnh trưởng Bạc Liêu (nay là Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu). Đồng hồ này có hai mặt hình vuông được xây bằng gạch tàu, mỗi mặt khắc 6 chữ số La Mã theo hình vòng cung, biểu thị số giờ. Khi ánh nắng chiếu xuống phần hình chữ nhật tạo ra vệt sáng tối. Con số nào nằm giữa hai vệt này là số giờ lúc ấy. Lúc bấy giờ, viên chức muốn đi làm chính xác thì tạt ngang dinh tỉnh trưởng nhìn giờ rồi vào sở làm. Cho tới ngày nay, chiếc đồng hồ này vẫn còn hoạt động và số giờ "chạy" tương đối chính xác như đồng hồ đeo tay.

Theo Báo Mới

0 nhận xét: