ĐÔI LỜI TÂM TÌNH

"Hãy yêu bố mẹ mình thật lòng, và thật nhiều. Bởi sẽ có lúc, bạn không còn cơ hội để yêu họ nữa. Lúc đó, bạn sẽ thấy sự mất mát là không thể lớn hơn. Bố mẹ như gốc cây, và con cháu sẽ tụ về dưới tán cây đó. Khi cây mất đi rồi, con cháu không còn tán cây để tụ tập. Họ sẽ tản đi mọi nơi và lại làm tán cây cho chính con cháu họ tụ tập. Còn bố mẹ là còn quê, khi bố mẹ mất rồi, thì quê hương chỉ còn trong ký ức. Người ta nói "Mẹ là Quê hương" là vì thế. Còn bố mẹ, Tết bạn sẽ còn có nơi để về. Còn khi đã mất bố mẹ rồi, tết cũng chả còn nhiếu ý nghĩa..." Ngô Bá Lục.

Nhớ tiền sư cô không siêu thoát

Sự việc xảy ra tại chợ Phú Xuân, Nhà Bè, TP.HCM. Gia đình có 4 người con gái. Người mẹ bán phần đất chia cho mỗi người con gái, mỗi người 1 tỷ đồng. Cô con gái thứ 3 thì xuất gia bên Khất sỹ hồi 16 tuổi. Năm 2013 cô 69 tuổi, cô xin với nhà chùa do sức khỏe hay bệnh không làm việc chúng nổi cũng như chấp tác công việc chùa, cô xin nhà chùa cho cô về. Sẵn có 1 tỷ, cô bỏ ra 300 triệu cô cất cái nhà cấp 4 để làm tịnh thất cô ở dưỡng bệnh để tu. Cô nghĩ rằng tiền cha mẹ cho nên không mang tội. Người em út thấy vậy mới nói: "Chị còn 700 triệu, chị bỏ ngân hàng, lãi suất không bao nhiêu, chị đưa em để em kinh doanh, tới tháng em đưa tiền lời cho chị, chị không cần ai cúng dường gì hết". Cũng vì tình chị em, nên sư cô mới đưa 700 triệu cho người em gái út mà không có giấy tờ. Lúc đưa tiền cho người em thì 2 bài chị thứ 2 và thứ 3 biết nhưng cũng nghĩ rằng chị em nên không ý kiến gì hết. Thời gian sau khi về nhà mới được vài tháng thì sư cô ngã bệnh, rồi gia đình mới đưa cô vào bệnh viện, nhưng do bệnh già không thể cứu chữa nên sau 2 tháng nằm viện được trả về gia đình. Người chị thứ 2 thương em gái nên rước sư cô về chăm sóc được vài tháng thì sư cô mãn phần. 


Do nguyện của sư cô là sau khi chết hiến xác cho khoa học cho nên sau đó người chị thứ 2 mới điện cho viện và sau 2 giờ sơ cô mất, bên bệnh viện lại nhận xác sư cô. Người chị thứ 2 chịu trách nhiệm thờ cúng sư cô. Có điều là sau đó cả nhà người chị thứ 2, cả 5 thành viên đều thấy sư cô hiện về ban đêm đi trong nhà. Người chị mới ra Vũng Tàu thưa chuyện với thầy Thích Giác Hạnh. Sau đó thầy Thích Giác hạnh lại nhà người chị này và thấy rằng sư cô vẫn còn lãng vãng trong nhà. Nửa tháng sau, người chị thứ 2 lại ra Vũng tàu gặp thầy Giác Hạnh và bảo rằng tình hình rất xấu vì sư cô hiện về mà khóc lóc. Thấy Thích Giác Hạnh lại đích thân lại nhà sư cô lần 2 rồi ngồi trước bàn Phật, gọi hết thành viện trong nhà lại rồi khai thị cho sư cô rằng: "Sư cô đi tu hồi 16 tuổi, đồng niên xuất gia tốt quá, cái tốt thứ 2 là sư cô hiến xác cho y tế. Có điều sư cô quá dở là thân thì hiến mà tiền thì nhớ. Tôi giả dụ trong thời buổi này, có người nào đó họ đem cục vàng mà học cân bằng cái thân của tôi là 60 ký. Ho lấy cục vàng 60 ký đó đổi với sự nghiệp tu hành của tôi, tôi không bao giờ đổi. Đức Phật dạy, người tu lấy trí tuệ làm sự nghiệp chứ không lấy vàng bạc, tiền của làm sự nghiệp. Ngay bây giờ sư cô có 2 vấn đề quan trọng: 1 là sư cô giận người em vì khi sư cô từ viện trở về, mới bảo với người em út là số tiền em mượn của chị em hoàn lại cho chị, người em đó nói lại, cái đó chị đưa cho ai chứ không đưa cho em, em không có biết. Vì không có giấy tờ nên không thể nói được gì hết. Cái thứ 2 là sư cô nhớ 700 triệu. Chính 2 điều đó mà sư cô không siêu thoát được"

Đức Phật có dạy, Pháp thế gian là huyễn mộng, nó không thật, tiền tài vật chất, kể cả thân bằng quyến thuộc cũng là pháp thế gian, người tu lấy trí tuệ làm sự nghiệp chứ không lấy pháp thế gian làm sự nghiệp. Sau khi bỏ gỉa thân này, người xuất gia mới siêu thoát, nếu không người xuất gia phải trầm luân. Sau khi nghe khai thị, sư cô nhập vào người chị thứ 2, sư cô khóc quá chừng. Cuối cùng sư cô lễ 3 lễ thầy Giác Hạnh rồi đi.

0 nhận xét: