ĐÔI LỜI TÂM TÌNH

"Hãy yêu bố mẹ mình thật lòng, và thật nhiều. Bởi sẽ có lúc, bạn không còn cơ hội để yêu họ nữa. Lúc đó, bạn sẽ thấy sự mất mát là không thể lớn hơn. Bố mẹ như gốc cây, và con cháu sẽ tụ về dưới tán cây đó. Khi cây mất đi rồi, con cháu không còn tán cây để tụ tập. Họ sẽ tản đi mọi nơi và lại làm tán cây cho chính con cháu họ tụ tập. Còn bố mẹ là còn quê, khi bố mẹ mất rồi, thì quê hương chỉ còn trong ký ức. Người ta nói "Mẹ là Quê hương" là vì thế. Còn bố mẹ, Tết bạn sẽ còn có nơi để về. Còn khi đã mất bố mẹ rồi, tết cũng chả còn nhiếu ý nghĩa..." Ngô Bá Lục.

Phật sống tái lai ở thời Mạt Pháp ở Nepal

Câu chuyện của Palden Dorje thu hút được sự chú ý của nhiều người bởi vì nó có sự tương đồng với huyền thoại từ Jataka Nidanakatha về sự giác ngộ của Đức Phật Cồ-đàm , nhiều đến mức một số tín đồ đã quả quyết rằng Palden Dorje là sự tái sinh của Đức Phật.


Ngài thời thiếu thời trước lúc hành thiền 6 năm

Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 11 năm 2005, Dorje đã xuất hiện và nói : “Bảo mọi người đừng gọi tôi là Đức Phật. Tôi không có năng lượng của Phật. Tôi chỉ ở mức độ rimpoche.” Rimpoche là một người thầy, ngụ ý là ngài tin rằng ngài đã đạt được một số lượng đáng kể. Ngài nói ngài sẽ cần hơn sáu năm để hành thiền trước khi ngài có thể trở thành một vị Phật.

Theo các tín đồ của ngài, Palden Dorje có thể đã đạt đến giai đoạn Bồ tát, một người trên con đường đạt đến sự giác ngộ vẹn toàn hoặc trạng thái giác hành viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Theo Phật sử, Đức Phật Cồ-đàm Buddha, có vô số các vị Phật trước ngài và vô vàn các vị Phật sắp tới. Những người đề xuất cũng quả quyết rằng Palden Dorje có thể là, Bồ tát Di Lặc (Maitreya) vị Phật kế vị trong lịch sử về Đức Phật.

Mẹ của ngài tên là Maya Devi Tamang, trùng tên với mẹ của Đức Phật. Cũng có tin cho rằng bà mẹ của ngài đã ngất xỉu khi hay được con trai của bà có ý định tham thiền trong một thời gian vô hạn định.

Những người gọi ngài là “sự tái sinh của Đức Phật” đã bị chỉ trích. Đức Phật Cồ-đàm dạy rằng sau khi gia nhập Niết Bàn thì không có sự tái sinh nữa, do đó, không thể là “sự tái sinh của Đức Phật”, nhưng có thể là một vị Phật khác, một người đã đạt được hoặc sẽ đạt được sự giác ngộ.

Maha Sambodhi Dharma Sangha (tên ban đầu là Palden Dorje, tên khai sinh là Ram Bahadur Bomjan) sinh ngày 9 tháng 4 năm 1990 trong khoảng từ 2 giờ 25 phút đến 4 giờ sáng ở làng Ratanpur, quận Bara, nước Nepal.


Bố mẹ của ngài


Nơi hành thiền thứ 1 của ngài

Cuối cùng, ngài đã đến nơi lựa chọn vào 11 giờ sáng ngày 18 tháng 5 năm 2005. Đây là ngày dân làng Ratanpur tổ chức lễ mừng ngày Đức Phật đản sinh (Vesak). Ngài ngồi dưới một cội cây bồ đề, dâng cúng 10 loại trái cây trước tấm ảnh của Đức Phật.


6 chiếc lá bồ đề của ngài

Sau đó bị quấy nhiễu bởi nhiều người, Palden Dorje đã rời nơi hành thiền đầu tiên và đi về phía bắc vào ngày 24 tháng Năm năm 2005. Lúc đó, ngài đưa 6 chiếc lá bồ đề cho người anh trai thứ hai để giữ chúng trong dầu. Ngài nói rằng chừng nào gia đình ngài còn giữ những chiếc lá thì chừng ấy thì mọi sự sẽ tốt đẹp. Những người thân của ngài đã khóc khi ngài bỏ đi.


Cây bồ đề thừ 2 được ngài hành thiền trong 10 tháng đầu không ăn uống hay đi vệ sinh

Vào ngày 6 tháng Mười một,năm 2005, một con rắn đã cắn Palden Dorje, và cơ thể của Palden Dorje bị nhiễm độc. Palden Dorje đổ mồ hôi hơn hai lít trong khi ngài vẫn tiếp tục hành thiền, và nhờ đó ngài đã chiến thắng được nọc độc. Những tín đồ của Palden Dorje tin rằng đó là ngày ngài được giác ngộ, thành vị Bồ tát có khả năng sống sót gắn bó với một cái cây, đất và đá, tiêu hóa nọc độc của rắn, không bị ảnh hưởng bởi gió và hiểu được ngôn ngữ của muôn loài.


Nepalese Tapasvi Vào ngày 8 tháng 11 năm 2005, Palden Dorje đã nói với mọi người rằng ngài không có năng lượng của một vị Phật, và ngài yêu cầu họ đừng quảng cáo ngài như là một sự hiện thân của Đức Phật.

Vào ngày 11 tháng 11 năm 2005, một ánh sáng sáng chói xuất hiện tỏa ra từ đầu của Palden Dorje. Những tín đồ của ngài òa khóc với niềm hoan hỉ và thậm chí trở nên nhiệt thành hơn. 


Sau khoảng mười tháng hành thiền, Palden Dorje đã mất tích vào ngày 11 tháng 3 năm 2006. Ngài không đưa ra lời giải thích và một số tin là ngài đã bị bắt cóc. Những tín đồ của ngài giả thuyết là ngài đã đi sâu vào trong rừng để tìm kiếm một nơi yên tĩnh hơn để hành thiền.



Vào ngày 19 tháng Ba, một nhóm tín đồ của Palden Dorje đã gặp ngài ở khoảng 2 dặm (3 km) về hướng tây nam so với địa điểm ngài hành thiền. Họ nói rằng họ đã nói chuyện với ngài 30 phút, trong suốt khoảng thời gian đó, Palden Dorje đã nói: “Không có hòa bình ở đây” và ngài sẽ trở về trong 6 năm, sẽ là năm 2011 hoặc 2012. Ngài để lại lời nhắn cho bố mẹ ngài bảo họ đừng lo lắng.

Ram Bahadur Bomjan tự phát ra lửa đốt cháy cả quần áo trên người và ngồi lên trên lửa nhưng vẫn không có một vết sẹo trên người.



17/05/2011 là đủ 6 năm hành thiên của của ngài. Mọi người đang làm lễ.

Hãng phim Discovery đã làm một phóng sự để giải toả nghi ngờ rằng ngài có lừa lọc mọi người không bằng cách cho máy quay liên tục trong cả tuần lễ xem ngày có ăn uống gì không.

Thời gian năm 2011

Clip mới của ngài tháng 2/ 2014

Nguồn tham khảo thêm: http://maitriya.info/vi/maha-sambodhi-dharma-sangha-biography

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn. Những đoạn văn này tôi đọc trong các tác phẩm của tác giả Từ An. Nhân thấy một vài đoạn mình thấy hay, ghi lại. Mời quý bạn xem qua. Phần còn lại trong các quyển Cát Bụi Hồng Trần, Tuần Trăng Vi Diệu…Những sách này mời các bạn vào trang web chuabenhdongian.com để xem và có gì trao đổi xin liên hệ với tác giả theo địa chỉ dưới đây:
    Tác giả: Từ An
    ĐT: 01275934607

    Mê là tâm mê
    Ngộ là tâm ngộ
    Ngộ rồi biết không tâm
    Không tâm còn chẳng có
    Mê ngộ chỗ nào thành!
    $$$
    Tâm chạy theo cảnh
    Cảnh lại sinh tâm
    Đầu? Đuôi? Trụ xứ?
    Chỉ bảo là lầm!
    ***
    ” Ai? ” Là chỗ sống chết!
    Biết được ai, ai biết
    Người này thõng hai tay
    Vào chợ không còn mất!
    @@@
    Liễu sanh tức thoát tử
    Đạt Lý là Sự thành
    Sinh tử vốn không hai
    Sự lý đâu trình thử!
    &&&
    Vô lượng lần sinh diệt
    Dòng nhân quả luân lưu
    Do mê mờ bản tánh
    Thấy có ra có vào!
    @@@
    Chết đây lại sanh kia
    Chúng sanh nhiều hay ít
    Hình dung như bọt nổi
    Biển nước chưa từng lìa
    $$$
    Pháp không sanh chẳng diệt
    Tâm chưa từng đến đi
    Đất bằng luôn dậy sóng
    Chỉ tự mình phân ly

    @@@
    Tâm cảnh như hoa đốm
    Lúc nào cũng lăng xăng
    Chớ cầu tìm an ổn
    Chỗ này hay chỗ kia
    &&&
    Bổn lai vốn là Biết
    Lại muốn biết cái gì
    Nên năng sở vọng lập
    Có Phật có Chúng sinh
    ###
    Không Thiền cũng chẳng Tịnh
    Mật tu theo tâm mình
    Tâm tâm chưa từng dính
    Nói gì tu chẳng tu
    ^^^
    Đạo không có đường vào
    Vì nó không có cửa
    Cửa là do mê lập
    Bỏ vọng liền được vào
    @@@
    Tự tâm bạn bị điều kiện hóa nên sản sinh ra sự sự lý lý, rồi vô số vấn đề sinh ra, bạn bị cột trói bởi nó. Rồi cũng tự tâm bạn tạo tác học tập phương pháp để giải quyết vấn đề rồi cũng tự tâm bạn chứng đắc. Bạn đi tìm đạo sư để ấn chứng cho bạn, vì bạn không biết Đạo sư chính là Tự Tâm bạn, đầy đủ không thiếu thốn dù vô minh hay bất cứ phẩm tính nào

    Trả lờiXóa