ĐÔI LỜI TÂM TÌNH

"Hãy yêu bố mẹ mình thật lòng, và thật nhiều. Bởi sẽ có lúc, bạn không còn cơ hội để yêu họ nữa. Lúc đó, bạn sẽ thấy sự mất mát là không thể lớn hơn. Bố mẹ như gốc cây, và con cháu sẽ tụ về dưới tán cây đó. Khi cây mất đi rồi, con cháu không còn tán cây để tụ tập. Họ sẽ tản đi mọi nơi và lại làm tán cây cho chính con cháu họ tụ tập. Còn bố mẹ là còn quê, khi bố mẹ mất rồi, thì quê hương chỉ còn trong ký ức. Người ta nói "Mẹ là Quê hương" là vì thế. Còn bố mẹ, Tết bạn sẽ còn có nơi để về. Còn khi đã mất bố mẹ rồi, tết cũng chả còn nhiếu ý nghĩa..." Ngô Bá Lục.

Câu chuyện về loài vật của sư bà Hải Triều Âm

Lúc thầy tu ở chùa Vạn Đức, Thủ Đức. Khi đi kinh hành xung quanh vườn cây thì thầy thấy sâu róm không biết từ đâu về. Các con sâu kích thước nó dài và lông cũng dài. Con thì màu trắng, con thì màu đỏ, con thì màu xanh...bò đầy cả vườn. Thầy thì rất sợ sâu róm, nom nóp lo mặc dù không muốn để tâm nhưng lúc nào cũng sợ nó vào phòng mình. Có hàng vạn con đầy cả vườn mà không có một con nào vào phòng thầy cả. Cả đàn ở đó đến mấy ngày làm thấy lúc nào cũng lo nhỡ nó vào chui vào chan mền thì khổ lắm. Bỗng một hôm nữa đêm thầy dậy rồi bật đèn xem có con nào vào phòng xong. Thầy rọi đèn ra ngoài thì thấy cả bọn đi thành hàng đôi một tiến ra cổng. Sáng hôm sau thì không còn một con nào ở trong khu vườn của thầy cả. Có lẽ biết thầy sợ nên chúng tự biết mà lũ lượt bỏ đi trong đêm. Nó đi thei kỷ luật và đường lối của nó, chứng tỏ chúng nó tinh thần kỷ luật và hiểu biết linh cảm.

Khi nhập thất ở Linh Quang, ở đây có rất nhiều chuột. Mỗi ngày một bữa cơm, thầy để một chén cơm cho chúng. Có điều lạ là chén cơm mà mịnh định phần cho nó thì chén cơm ấy ngày nào cũng hết sạch, còn trái cây để trên bàn thờ không bao giờ nó động đến. Kinh sách Phật để đầy nhà nhưng không bao giờ nó căn hay gặm nhắm. Không phải nó không cắn giầy vì thầy có một thùng đựng giấy nháp bỏ, thì nó vào lấy căn tan tành mà mang đi. Dù thầy có ngồi đọc sách kế bên nhưng chúng nó vẫn thản nhiên bò vào tha giấy đi. Thời gian như vậy cũng mấy năm trời nhưng tuyệt nhiên kinh sách Phật chúng không bao giờ dám đụng đến. Cho nên chúng ta thấy loài vật thương tâm lắm, tội nghiệp lắm. Nó hiểu những thứ thầy vứt đi mới dám đụng đến.


Hồi đó, một tỳ kheo ni Đức Thanh ở Sài Gòn lên thăm thầy mấy hôm. Một buổi sáng thì cô ấy lại phòng thầy và mang theo túi y đựng một nắm tiền bị chuột cắn nát bét. Tiền này cô ấy giấu trong 3 tấm y để trong tủ. Bao nhiêu chăn mền không cắn mà chúng nó chui vào túi y để cắn nát số tiền đó. Thầy mới hỏi mang tiền lên làm gì để chuột nó cắn, cô thành thật trả lời rằng muốn giấu thầy, con tậu miếng đất ở trên này rồi làm cái thất. Con định xong cả rồi mới cho thầy hay thì sự việc đã rồi thầy cũng phải cho nhưng không ngờ tụi chuột cắn như vậy. Bọn chuột chúng vô cùng thông mình, biết được ý đồ không tốt nên làm vậy. Loài vật nó có linh tính, trực giác, hiểu biết nhưng đời sống của nó nhiều sự vất vả, nhọc nhằn nhiều chướng ngại. Cho nên, đối với loài người chúng ta thương một phần, mà đối với loại vật chúng ta phải thương gấp năm, gấp mười. 

Thầy nói thế để mọi người hiểu rằng đừng vì loài vật chúng nó bê tha, bẩn thỉu mà chúng ta đối với chúng nó lạnh lùng, xa lánh. Tội nghiệp! Đối với con chó, con mèo, con gà, con vịt đến những con nhỏ nhất như châu chấu, chuồn chuồn,... phải tận tình, thương xót. Đặc biệt với những con chó, mèo ở bên cạnh mình. Khi trông thấy nó, phải vuốt ve nó một cái cho nó biết là có người thương nó, nó đỡ khổ cái thân nó. Nghe tiếng chó sủa, mèo kêu thì phát tâm niệm Phật cho nó một tiếng. Đối với chúng nó chúng ta không làm gì được nhưng chúng ta niệm Phật, niệm Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Thế Chí Bồ Tát, Đức Địa Tạng Bồ Tát... Như vậy mình sẽ kết duyên với chúng nó, như vậy chúng nó dựa vào thần lực của chư Phật, tam bảo mà thoát thân súc sanh về cõi Phật.

0 nhận xét: